NHỮNG HIỆU ỨNG TÂM LÝ KÍCH THÍCH BẠN MUA HÀNG, BẠN ĐÃ DÍNH PHẢI CHƯA ?


Những hiệu ứng tâm lý dưới đây được những người bán hàng tạo ra nhằm tác động đến hành vi của chúng ta dưới nhiều hình thức khác nhau và khá là tinh vi nên bạn sẽ không biết rằng bạn đang bị kích thích tâm lý mua hàng. Hãy cùng điểm qua những hiệu ứng tâm lý có thể khiến ví tiền bạn không cánh mà bay.
1. Hiệu ứng về sự khan hiếm
Sự khan hiếm nhằm mục đích tạo ra giá trị cho sản phẩm và kích thích hành động mua hàng của công chúng. Hiệu ứng này được ứng dụng ngày càng chỉnh chu trong các hoạt động Marketing. Các thông báo “khan hiếm” bây giờ không xuất hiện một mình mà thường kết hợp với các hình thức đếm thời gian, các thông kế khách mua hàng thay đổi liên tục, thậm chí là tin tức thị trường cũng tạo ra một sự kham hiếm.
VD: Chỉ cần đưa ra các thông báo “Chỉ còn 5 chỗ” hay “chỉ miễn phí trong tháng này” thì chúng ta sẽ kích hoạt tâm lý muốn đăng kí của người dùng.
2. Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring)
Bạn có nhận ra mình luôn bị những “mỏ neo” giữ chân và bị mê hoặc bởi các chương trình giảm giá chưa? Những “mỏ neo” đó chính là giá gốc của sản phẩm và số phần trăm giá trị được giảm. Mọi người thường đưa ra các quyết định dựa trên những thông tin “gốc”, họ sẽ dùng chúng để cảm nhận được sự thay đổi. Đó là lý do vì sao, với Marketing, việc “neo đậu” rất quan trọng, vì nó sẽ là cơ sở để bạn tác động đến hành vi của khách hàng. Tác giả Masayuki Tadokoro của cuốn sách Khoa học về Khởi nghiệp cũng nhấn mạnh rằng đây cũng là hiệu ứng mà những công ty starup nên áp dụng triệt để trong chiến lược sản phẩm của mình.
VD: Gía bình thường là 132.000 VND nhưng hiện chỉ còn 72.000 VND, người tiêu dùng sẽ lấy giá gốc để so sánh nên dễ đưa ra quyết định mua hàng vì thấy hời.
3. Hiệu ứng đóng khung tâm lý (The Framing Effect)
Cùng một loại sản phẩm nhưng chỉ cần thông tin giới thiệu, cách giới thiệu khác nhau sẽ dẫn tới những ấn tượng khác nhau. Các nhà quảng cáo, tiếp thị có thể vận dụng linh hoạt hiệu ứng đóng khung tâm lí (Framing Effect) để có thể thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng trong cách nhìn nhận lựa chọn sản phẩm.
VD: Một hộp bơ đậu phộng thay vì để thông tin là “chứa 20% chất béo” thì có thể để thông tin là “sản phẩm với chứ 80% nguyên liệu không chất béo” sẽ gây thiện cảm hơn.
4. Hiệu ứng tâm lý Bandwagon
Bandwagon là một từ tiếng anh, có nghĩa ban đầu là chỉ một đoàn tàu/ xe dùng để chuyên chở các đoàn diễu hành, gánh xiếc hay cái đoàn giải trí lưu diễn. đó là một hiện tượng tâm lý, trong đó mọi người sẽ làm một điều gì đó chủ yếu bởi vì những người khác đang làm điều đó, bất chấp hành động đó đi ngược lại với niềm tin của họ. Ở trường hợp này, cùng một loại sản phẩm nhưng nếu sản phẩm đó được nhiều người sử dụng sẽ khiến bạn cũng muốn sử dụng sản phẩm đó, mặc dù có thể bạn không cần đến.
VD: Những số liệu bán hàng trên các trang web như: “Đã có 10.000 người đặt sản phẩm này”, “Đã có 100 người đặt hàng hôm nay” sẽ khiến bạn muốn mua hàng so với việc lưỡng lự.
5. Hiệu ứng tiến trình ưu đãi (Endowed Progress Effect)
Hiệu ứng này được hiểu là khi khách hàng cảm thấy họ đã hoàn thành một tiến trình nào đó, họ sẽ muốn tiếp tục đạt được mục tiêu tiếp theo. Hãy cho khách hàng một sự khởi đầu (hoặc cho họ “niềm tin” rằng họ đã có sự khởi đầu) để tạo động lực hoàn thành các mục tiêu khác trong chương trình của bạn.
VD: Một thí nghiệm ở một cửa hàng rửa xe tiện lợi với 300 khách hàng, mỗi người này được chia làm 2 nhóm:
Nhóm đầu tiên được đưa một chiếc thẻ trống và họ cần 8 con tem để hoàn thành thẻ.
Nhóm thứ 2 nhận được thẻ có 10 ô tích điểm nhưng trong đó có 2 ô đã dán tem.
Tuy họ đều cần 8 con tem để hoàn thành thẻ nhưng kết quả 2 nhóm cho thấy sự khác biệt rõ ràng: Nhóm thứ 2 có tỉ lệ hoàn thành là 34%, trong khi nhóm đầu tiên chỉ là 19%.
Tất cả những hiệu ứng tâm lý trên đều là những phản ứng tự nhiên của con người. Việc nắm bắt được những phản ứng tự nhiên đó sẽ giúp các nhà tiếp thị, bán hàng dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể, rõ ràng về một mô hình khởi nghiệp phải làm như thế nào và làm cách nào để có thể thu hút, sinh lời từ khách hàng thì có thể tham khảo qua cuốn sách Khoa học về Khởi nghiệp (tựa gốc: Startup Science) của tác giả Masayuki Tadokoro.
Ảnh: Thedecisionlab
#j2team_Share

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.